Thuyết cấu trúc trong Nhân học

Hầu như chỉ có một mình Claude Lévi- Strauss (1908 – 2009) là người đặt nền móng cho lĩnh vực hiện đại của thuyết Cấu trúc. Trong thập kỷ 1940, ông cho rằng phạm vi nghiên cứu riêng của các nhà nhân loại học không phải ở chỗ phân loại xã hội cộng đồng dân cư như thế nào mà ở chỗ các mô hình tư duy căn bản của nhân loại do các phạm trù đó tạo ra như thế nào. Tiếp tục vấn đề này, ông dành nhiều thời gian tiến hành nghiên cứu xuyên văn hóa về họ tộc, thần thoại và văn hóa trong một nỗ lực tìm hiểu cấu trúc nhận thức căn bản của con người.

Lý thuyết văn hóa của Lévi-Strauss có cơ sở từ Tâm lý học, nhưng khác với Sigmund Freud hay các nhà theo thuyết Văn hóa và Nhân cách, ông không tin rằng cấu trúc tâm lý đã khiến ông đề ra Quyết định văn hóa. Thay vào đó, ông cho rằng các tiến trình logic căn bản cấu trúc nên toàn bộ tư duy của con người trong các bối cảnh văn hóa khác nhau tạo thành. Do đó, hiện tượng văn hóa không có tính đồng nhất mà đều là sản phẩm của một mô hình phổ quát cơ bản của tư duy nhân loại. Nhân loại học của ông tập trung vào nghiên cứu để vạch ra khuôn mẫu này. Có / lẽ vì thế mà Kaplan và Manners coi Lévi- – Strauss như là “nhà logic cuối cùng về văn – hóa” (1972: 176).

Thuyết Cấu trúc của Lévi-Strauss mang nặng ảnh hưởng của các học giả lớn của Pháp thuộc thế hệ trước như Émile Durkheim và Marcel Mauss. Thực tế là tên của tác phẩm cơ bản đầu tiên của ông “The Elementary Structures of Kinship “(1949) mang âm hưởng tên của một tác phẩm vĩ đại của Durkheim bàn về lĩnh vực tôn giáo “The Elementary Forms of Religious Life” (1965, bản gốc 1912). Cái gọi là trường phái Ngôn ngữ cấu trúc Praha, thành lập vào năm 1926, cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành lý thuyết của ông. Nhóm học giả này, do nhà ngôn ngữ học Roman Jakobson (1896–1982) và Nikolai Troubetzkoy (1890-1938) sáng lập, nhấn mạnh nghiên cứu ngôn ngữ theo phương pháp đồng đại (mô tả) hơn là theo phương pháp lịch đại (lịch sử) và cổ xúy lý thuyết cho rằng ý nghĩa của ngôn ngữ được xây dựng trên những đối lập giữa các âm hay các âm vị. Các thành viên của trường phái Praha đã định nghĩa và xác định tính chất việc nghiên cứu âm vị ngôn ngữ. Điều này đã cung cấp cho Lévi-Strauss khái niệm đối lập hai mặt, cái đóng vai trò là cơ sở trong quá trình hình thành thuyết Cấu trúc của ông.

Có lẽ cách đơn giản nhất để giải thích cơ sở lý luận của thuyết Cấu trúc là so sánh nó với Ngôn ngữ học. Mọi ngôn ngữ đều được kết hợp từ các nhóm âm tùy hứng được gọi là âm vị. Bản thân các âm vị không có nghĩa. Nó chỉ có nghĩa khi được kết hợp thành các đơn vị lớn hơn (hình vị, từ, ngữ…) theo các mô hình nhất định (các quy tắc cú pháp hay ngữ pháp) mà các âm vị tạo thành những đơn vị có nghĩa (lời nói). Hầu hết những người sử dụng ngôn ngữ tuy không thể tiết hợp các quy tắc nền tảng do cách sử dụng ngôn ngữ của họ cấu thành, làm cho sự giao tiếp trở nên có ý nghĩa nhưng lại có thể sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với người khác một cách có hiệu quả. Do đó, ở cấp độ tiềm thức, chúng ta phải “biết” tất cả các quy tắc mà cách sử dụng ngôn ngữ của chúng ta cấu tạo nên. Công việc của nhà Ngôn ngữ học là phải vượt ra ngoài cách sử dụng ngôn ngữ và phát hiện các nguyên tắc vô thức này. Lévi-Strauss cũng vậy. Ông cố gắng thiết kế kỹ thuật cho việc nghiên cứu các nguyên tắc vô thức mà văn hóa nhân loại tạo ra.

Đến Lévi-Strauss, về cơ bản thì văn hóa cũng như ngôn ngữ là sự tập hợp các biểu trưng. Ông ít quan tâm tới ý nghĩa đặc thù của biểu trưng hơn bất kỳ một nhà ngôn ngữ học nào quan tâm tới các âm vị của một ngôn ngữ. Đúng hơn, ông chú ý tới mô hình các yếu tố, cách thức mà các yếu tố văn hóa liên hệ với nhau để tạo thành hệ thống tổng thể (Lévi-Strauss 1936:208).

Một phát hiện sâu sắc của trường phái Praha là các từ được xây dựng trên sự tương phản (đối lập hai mặt) giữa các âm vị hơn là sự tồn tại đơn thuần của các nhóm âm. Theo dạng thức ngôn ngữ này, Lévi-Strauss cho rằng mô hình căn bản của tư duy con người cũng sử dụng các tương phản đối lập như đen-trắng, đêm-ngày, nóng-lạnh. Phát hiện sâu sắc này trùng khớp với giả định của Durkheim và Hertz cho rằng những khác biệt như phải – trái, thiêng – tục đều là những bộ phận cơ bản của ý thức tập thể.

Tác phẩm chính đầu tiên của Lévi- Strauss là The Elementary Structures of Kinship (1949). Ông dùng khái niệm cấu trúc đối lập của tư duy, mà Marcel Mauss – người kế tục khác của Durkheim – dùng, để phân tích quan hệ dòng dõi. Trong The Gilf (1967, bản gốc 1925), Mauss đã cố chứng minh rằng hiện tượng trao đổi trong các xã hội nguyên thủy không phải do các động cơ kinh tế thúc đẩy mà là do các quy tắc trao đổi, sự liên kết xã hội phụ thuộc vào các quy tắc này quy định. Trong “The Elementary Structures of Kinship”, Lévi-Strauss đã kế thừa quan điểm trao đổi của Mauss, vận dụng nó vào vấn đề hôn nhân trong các xã hội nguyên thủy và đồng thời đưa ra luận chứng: phụ nữ là một thứ hàng hóa có thể trao đổi được.

Ông cho rằng một trong những khác biệt đầu tiên và quan trọng nhất mà một người có thể nhận biết là sự khác biệt giữa cái tối và cái khác. Sự ngẫu biệt “có tính chất tự nhiên” này, do đó, dẫn đến sự hình thành việc cấm kỵ loạn luân, bắt buộc việc chọn vợ chồng phải tiến hành ngoài gia đình. Bằng cách như vậy, sự ngẫu biệt giữa dòng họ và ngoài dòng họ được giải quyết thông qua việc trao đổi phụ nữ với nhau và sự hình thành mạng lưới họ hàng trong các xã hội nguyên thủy.

Mối quan tâm đến thần thoại của Lévi- Strauss gắn với niềm tin cho rằng việc nghiên cứu thần thoại của các dân tộc nguyên thủy sẽ cho phép ông khảo sát được mô hình vô thức phổ quát của tư duy nhân loại trong hình thức chưa bị vấy bẩn của nó. Theo ông, thần thoại của các dân tộc nguyên thủy gần với các nguyên lý phổ quát này hơn so với niềm tin của phương Tây, vì nền giáo dục mà chúng ta tiếp nhận trong xã hội phương Tây sẽ che lấp cấu trúc logic mà ông tìm kiếm dưới những vỉa tầng của sự “tiếp biến văn hóa” do môi trường xã hội chúng ta tạo ra.

Trong tác phẩm bàn về thần thoại, truyện dân gian và tôn giáo của mình, Lévi- Strauss đã phát triển khái niệm mà nhận thức của con người được cấu trúc thành các đối lập lưỡng phân. Ông cho rằng đặc trưng cơ bản của tư duy con người là mong muốn tìm ra điểm chung giữa các đối lập lưỡng phân như thế. Theo ông, các yếu tố của thần thoại, cũng giống như âm vị của ngôn ngữ, chỉ có nghĩa khi chúng được sắp đặt theo các quan hệ cấu trúc nhất định. Kết quả là, nhà theo thuyết Cấu trúc vừa khảo sát các quy tắc quy định mối quan hệ giữa các yếu tố của thần thoại đồng thời lại phân giải thần thoại thành các yếu tố cấu thành của nó và vạch ra ý nghĩa vô thức được tìm thấy trong mối quan hệ hai mặt của chúng. Mã cấu trúc bị che giấu này sẽ hiển lộ các cấu trúc cơ bản của tư duy con người.